Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
Cổ phiếu, tương tự bất kỳ loại hàng hóa nào, đều bị chi phối bởi quy luật cung cầu.
Trên thị trường chứng khoán, phần lớn nhà đầu tư tham gia để tìm kiếm lợi nhuận, tức là số tiền thu về sau khi đầu tư cao hơn giá vốn bỏ ra. Mục tiêu thường thấy nhất là chênh lệch giá, hay nói cách khác là tìm cách mua cổ phiếu ở mức giá thấp và bán lại ở mức cao hơn. Giá cổ phiếu, vì thế, được nhiều nhà đầu tư đánh giá là tiêu chí quan trọng để ra quyết định mua bán một cổ phiếu.
Để tìm được điểm mua, dự đoán được xu hướng giá cổ phiếu, một câu hỏi mà mỗi nhà đầu tư phải nắm rõ là: Điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm?
Theo Công ty chứng khoán SSI, 5 yếu tố quan trọng nhất tác động đến giá cổ phiếu
Sự phát triển của nền kinh tế
Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống.
Tình hình chính trị
Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, nhà đầu tư không đủ tự tin để tiếp tục nên giá cổ phiếu thường có xu hướng giảm.
Quy luật cung cầu
Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy. Thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Báo cáo tài chính
Nếu kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai, giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
Tâm lý nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, nhà đầu tư cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.
Trong khi đó, theo HSC, có ba yếu tố tới giá cổ phiếu, gồm:
- Mức cổ tức bằng tiền,
- Giá trị hiện tại của doanh nghiệp và
- Tăng trưởng lợi nhuận/dòng tiền của doanh nghiệp.
Trong đó, cổ tức bằng tiền nếu được duy trì với một tỷ lệ ổn định sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, HSC cho rằng nếu tỷ lệ cổ tức quá cao sẽ là yếu tố phải quan tâm, bởi điều này cho thấy doanh nghiệp đang thiếu ý tưởng kinh doanh để mang lại tăng trưởng.
Hiểu về các yếu tố ảnh hưởng cũng giúp nhà đầu tư khó bị ảnh hưởng tâm lý khi đối diện với các thông tin gây nhiễu trên thị trường.
Xem thêm: Hướng dẫn tìm kiếm thông tin thị trường
Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
Mua cổ phiếu mới chỉ là một nửa quãng đường của việc đầu tư, quyết định khi nào bán ra cũng quan trọng không kém.
Khi đầu tư, mục đích cơ bản nhất là thu được lợi nhuận.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chỉ đang nghĩ về cách chọn cổ phiếu, cách tìm điểm mua, mà chưa xác định được tầm quan trọng của ngưỡng chốt lời, “cách bán” cổ phiếu.
Hiện thực hoá lợi nhuận là khi đạt kỳ vọng
Khi đầu tư, những nhà đầu tư F0 thường bị cuốn vào vòng xoáy khi thị trường tăng giá, hoặc đặt kỳ vọng quá cao với mức sinh lời của một cổ phiếu.
Vì thế, họ thường đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tức là muốn chốt lời đúng đỉnh. Nếu bán xong mà giá cổ phiếu vẫn tăng, lòng tham thường khiến những nhà đầu tư này lao theo đà tăng giá…
mà phổ biến nhất là “đu đỉnh”
Vì thế, trong đầu tư, một yếu tố quan trọng là tính kỷ luật.
Nhà đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc mua vào khi giá thấp hơn giá trị, bán ra khi giá cao hơn giá trị và đặc biệt là “biết đủ và hài lòng”.
Nhà đầu tư thông thái là những người làm chủ được mình trong cuộc chơi. Bởi thế, sự tỉnh táo luôn là yếu tố quyết định chiến thắng.
Mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó
Bán ra khi đạt đủ mức sinh lời kỳ vọng là một dạng kỷ luật, thì cắt lỗ khi vi phạm nguyên tắc cũng là một dạng kỷ luật khác mà nhà đầu tư phải làm chủ.
Thị trường chứng khoán vốn là nơi khắc nghiệt và luôn biến động. Sự khắc nghiệt này khiến những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn phải chuẩn bị những “kịch bản xấu”.
Ví dụ:
Nhà đầu tư đặt mục tiêu sẽ chốt lời khi cổ phiếu đạt tỷ suất sinh lời 20%
…thì cũng nên đặt ra mức cắt lỗ nếu giảm quá 10%.
Đôi khi, giá cổ phiếu có thể giảm tới 20% rồi phục hồi, nhưng cũng có trường hợp, mức giảm sẽ lớn hơn. Vi phạm nguyên tắc đầu tư một lần thì sẽ có lần thứ hai. Tiếp tục vi phạm, việc đầu tư chỉ còn là cảm tính.
Chốt lời khi thị trường có dấu hiệu giảm
Khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, gần như 100% các mã cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng theo.
Phù thuỷ Mark Minervini với thành tích kiếm về tổng lợi nhuận đáng kinh ngạc 33.500% trong hơn 5 năm đã nói:
Khi 1 cổ phiếu hoặc thị trường tạo đỉnh, có 50% khả năng giá sẽ giảm 80% và 80% khả năng giá sẽ giảm 50%.
Việc kiên định theo quy chuẩn quản trị rủi ro của riêng bản thân đã đặt ra sẽ giúp nhà đầu tư không còn lo lắng tìm điểm bán với cổ phiếu.
Có thể nhiều trường hợp mức sinh lời thấp hơn đà tăng thực tế, hoặc “bán đúng đáy”, nhưng kỷ luật vẫn hơn là việc đuổi theo và đoán diễn biến thị trường.
Chủ tịch Dragon Capital: ‘Tôi đầu tư 30 năm còn không chắc mai thị trường tăng hay giảm’
Mua bán cổ phiếu dựa vào phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản được hiểu là một trường phái phân tích giá cổ phiếu dựa vào giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Trường phái phân tích này tập trung vào các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của công ty.
Phân tích cơ bản sử dụng các dữ liệu công khai của doanh nghiệp như:
- Doanh thu, thị phần
- Vốn đầu tư,
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,
- Biên lợi nhuận và các dữ liệu khác
Việc phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm lực của công ty, đánh giá vai trò quản lý của công ty và dự đoán được xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai. Từ đó, sẽ xác định được nên bán cổ phiếu khi nào và mua khi nào thì có mức giá tốt nhất
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là phương pháp nghiên cứu các thống kê về biến động giá, khối lượng giao dịch để đánh giá chứng khoán và dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
Các nhà phân tích theo phương pháp này cho rằng hoạt động giao dịch trong quá khứ và sự biến động giá có thể giúp họ dự đoán về xu hướng giá của chứng khoán trong tương lai.
Hai giả định cơ bản là nền tảng cho phương pháp này là:
- Các thông tin về thị trường đã được phản ánh qua giá của cổ phiếu.
- Ngay cả các biến động giá ngẫu nhiên, chuyển động theo các mô hình và xu hướng xác định được, sẽ có xu hướng lặp lại theo thời gian.
Những kỹ năng nhà đầu tư cần có để lựa chọn thời điểm mua bán cổ phiếu phù hợp
Kỹ năng kiểm soát vốn
Đây là kĩ năng quyết định “sự sống còn” trên thị trường.
Trước khi đầu tư nên có một danh mục đầu tư và có phân bổ rõ ràng.
Bên cạnh đó là mức lợi nhuận mong muốn kèm theo đó là rủi ro có thể chấp nhận cho từng hạng mục. Điều này sẽ giúp nhà đầu biết thời điểm nên bán cổ phiếu khi nào và mua vào lúc nào.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Như đã nói ở trên, nhà đầu tư khi tham gia đầu tư cổ phiếu cần có một tâm lý vững vàng.
Thị trường chứng khoán luôn có những biến động bất ngờ không thể lường trước. Vì vậy, nhà đầu tư luôn phải sẵn sàng tâm lý trong mọi trường hợp. Có những thời điểm phải biết cắt lỗ đúng thời điểm, nên bán cổ phiếu khi nào thì hợp lý.
Kỹ năng định giá cổ phiếu
Biết cách định giá cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư có những quyết định chính xác khi lựa chọn nên mua hoặc bán cổ phiếu.
Một số phương pháp định giá cổ phiếu như:
- Chiết khấu dòng tiền.
- Chiết khấu cổ tức
- Phương pháp P/…E
Tìm hiểu những phương pháp này sẽ giúp bạn lựa chọn thời điểm nên bán cổ phiếu là khi nào và nên mua cổ phiếu khi nào. Cạnh đó định giá cổ phiếu sẽ giúp bạn biết được giá trị thực của cổ phiếu và định hướng đầu tư dài hạn hay ngắn.
Kỹ năng nắm bắt thời điểm
Kiến thức và biết nắm bắt thời điểm là một lợi thế rất lớn.
Một nhà đầu tư có kiến thức về thị trường và tài chính thôi là chưa đủ, để đầu tư thành công kỹ năng nắm bắt thời cơ là rất quan trọng.
Các nhà đầu tư cần hiểu rõ cách định giá cổ phiếu để xác định đó là thời điểm “bắt đáy” mua vào hoặc “đỉnh” để bán ra.
Lời kết
Những kỹ năng và cách xác định điểm bán cổ phiếu mà Chứng khoán Center đã cung cấp cho bạn ở bài viết trên có thể giúp bạn ra quyết định nên bán cổ phiếu khi nào.
Trong chuỗi chia sẻ kiến thức về đầu tư, Chứng khoán Center sẽ liên tục cập nhật nhiều bài viết mới trong thời gian tới, bạn đọc ghé website thường xuyên để nhận được kiến thức nóng hổi nhất nhé!