Bí mật về cách vận hành của nền kinh tế hiện đại

Liệu chúng ta có đang đứng trước một cuộc khủng hoảng ?

Theo nhiều ví von, nền kinh tế khủng hoảng như một sát thủ vô hình, nó gõ cửa từng nhà một và sẽ làm bạn lâm vào cảnh khốn đốn.

Bài viết này sẽ giúp bạn

  • Tư duy chuẩn về tài chính hiện đại
  • Dự đoán và tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính
  • Cơ chế hoạt động của nền kinh tế
  • Chu kỳ ngắn 10 năm và siêu chu kỳ 90 năm
  • Cách để bạn luôn giàu có.

Cách nền kinh tế vận hành

Mặc dù nền kinh có có vẻ phức tạp, nhưng nó hoạt động vơi một cơ chế đơn giản:

Nền kinh tế được tạo nên từ một vài bộ phận đơn giản ..

…cùng rất nhiều giao dịch đơn giản được lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Các giao dịch này chủ yếu được điều khiển bởi nhu cầu của con người và nó tạo ra 3 động lực chủ yếu để vận hành nền kinh tế:

  1. Tăng trưởng năng suất
  2. Chu kỳ nợ ngắn hạn
  3. Chu kỳ nợ dài hạn

Chúng ta sẽ xem xét 3 nhân tố này và ghép chúng lại trên một biểu đồ sẽ tạo ra một mô hình phân tích hiệu quả trong việc phân tích:

  • Chuyển động của nền kinh tế
  • Nguyên nhân của những sự kiện đang diễn ra.

Các giao dịch

Một nền kinh tế đơn giản chỉ là tổng của các giao dịch tạo nên nó.

Bạn thực hiện giao dịch mọi lúc.

Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó, bạn đã tạo ra một giao dịch.

Một giao dịch bao gồm một trao đổi giữa:

Một người bán về các mặt hàng như:

  • Hàng hóa, dich vụ
  • Tài sản tài chính

Và một người mua trao đổi:

  • Tiền
  • hoặc tín dụng.

Tín dụng được chi tiêu tương tụ như tiền. Vì vây:

tin dung la gi

Tổng lượng tiền chi tiêu sẽ dẫn dắt nền kinh tế.

Tất cả các chu kỳ và động lực của một nền kinh tế đều được điều khiển bởi các giao dịch.

Vì vậy, nếu chúng ta có hiểu được các giao dịch, chúng ta sẽ hiểu được toàn hộ nền kinh tế.

Thị trường

Một thị trường bao gồm tất cả người mua và tất cả người bán thực hiện giao dịch trên cùng một loại hàng hóa.

Ví dụ:

  • Thị trường lúa gạo
  • Thị trường xe hơi
  • Thị trường chứng khoán..

Một nền kinh tế bao gồm tất cả các giao dịch trong tất cả các thị trường.

Nếu bạn biết tổng chi tiêu và tổng số lượng bán được bán trong tất cả các thị trường, bạn sẽ có mọi thứ cần biết để hiểu về một nền kinh tế.

Chỉ đơn giản như vậy thôi !

Mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp và mọi chính phủ đều tham gia vào các giao dịch theo cách trên:

Trao đổi tiền và tín dụng lấy hàng hóa, dịch vụ và tài sản tài chính.

Trong đó chính phủ là người mua và cũng là người bán lớn nhất bao gồm:

  1. Chính phủ trung ương: Thu thuế và chi tiền
  2. Ngân hàng trung ương – NHTW : kiểm soát tiền và tín dụng.

Ngân hàng trung ương là một yếu tố quan trọng vì:

  • Họ thay đổi các mức lãi suất.
  • Có quyền in tiền mới.

Khái niệm tài chính mới

Tín dụng

Đây là phần quan trọng nhất của nền kinh tế hiện đại nhưng cũng ít được hiểu rõ nhất.

Nếu người mua và người bán xuất hiện trên thị trường để thực hiện giao dịch…

..thì người cho vayngười đi vay cũng vậy.

  • Người cho vay thường muốn kiếm nhiều tiền hơn.
  • Người đi vay muốn mua thứ họ không có đủ khả năng chi trả.

Ví dụ: Vay mua nhà, mua xe hơi; hay vay tiền để kinh doanh, margin…

Tín dụng giúp cả người đi vay và người cho vay có được những thứ họ muốn.

Người vay sẽ hứa hoàn trả số tiền mượn được gọi là tiền gốcthêm một phần tiền lãi.

Khi lãi suất cao, sẽ có ít người vay vì phải trả nhiều lãi

Khi lãi suất thấp, sẽ có nhiều người vay hơn vì chi phí rẻ hơn.

Khi người vay hứa hoàn trả tiền, người cho vay tin tưởng họ: tín dụng sẽ được hình thành.

Cứ 2 người bất kỳ đều có thể tạo ra tín dụng.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng tín dụng rất khó nắm bắt bởi vì nó có những tên gọi khác.

Ngay sau khi tín dụng được tạo ra, nó ngay lập tức biến thành nợ

Nợ

Nợ là tài sản của người cho vay cũng là tiêu sản của người vay.

tai san tieu san

Trong tương lai, khi người đi vay trả nợ và cộng thêm lãi suất; tài sản và tiêu sản này sẽ biến mất và giao dịch này kết thúc.

Vậy tại sao tín dụng lại rất quan trọng ? 

Bởi vì khi một người vay nhận được khoản tín dụng, anh ta có thể tăng chi tiêu của mình.

Và hãy nhớ rằng chi tiêu thúc đẩy nền kinh tế

Đó là bởi vì chi tiêu của người này chính là thu nhập của những người khác.

Hãy nhớ rằng

mỗi đồng tiền bạn tiêu là khoản tiền người khác kiếm được

Vì vậy, khi bạn chi tiêu nhiều hơn, ai đó cũng sẽ kiếm được nhiều hơn.

Khi thu nhập cảu một người tăng lên, những người cho vay sẵn sàng cho ta vay tiền vì lúc này, anh ta trở thành nguồn tín dụng uy tín.

Một người vay uy tín có 2 thứ:

  1. Khả năng hoàn trả: có khoản thu nhập cao hơn khoản nợ
  2. Tài sản thế chấp

Điều này làm những người cho vay cảm thấy an toàn khi cho anh ta mượn tiền.

Vì vậy, thu nhập gia tăng làm vay mượn gia tăng và cho phép chi tiêu gia tăng.

Bởi chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, điều này dẫn tới gia tăng vay mượn.

chi tiêu của người này là thu nhập của người khác

Hơn thế nữa, mô hình tự củng cố này giúp tăng trưởng nền kinh tế và cũng là lý do ta có chu kỳ kinh tế.

Chu kỳ kinh tế

Trong một giao dịch, bạn đổi cái này để nhận được cái kia.

Trong thời kỳ kinh tế phát triển

Những người sáng tạo và làm việc chăm chỉ có điều kiện sống mà thu nhập tốt hơn những người tự mãn và lười biếng.

Nhưng điều này chưa hẳn đúng trong giao đoạn ngắn hạn.

Năng suất quan trọng trong dài hạn

nhưng tín dụng cần được quan tâm nhất trong ngắn hạn.

Lý do là tăng trưởng năng suất không thay đổi nhiều nên nó không phải là nhân tố chính tác động đến nền kinh tế mà nhân tố này là NỢ.

tin dung

Khi đi vay, tín dụng cho phép:

  • Chúng ta chi tiêu nhiều hơn thu nhập hiện tại
  • Nhưng sau đó chúng ta phải chi tiêu ít hơn để trả nợ

Chu kỳ nợ

Sự thay đổi NỢ diễn biến theo 2 chu kỳ lớn.

  • Một chu kỳ kéo dài 5 – 8 năm.
  • Một chu kỳ khác lại mất từ 75 – 100 năm

 chu ky no trong nen kinh te

Trong khi hầu hết mọi người không nghĩ nợ diễn biến theo chu kỳ bởi vì họ tiếp cận chúng thường xuyên từng ngày, từng tuần.

Ba động lực của nền kinh tế hiện đại

Như đã nói ở trên, sự tăng trưởng năng suất trong ngắn hạn không phụ thuộc nhiều vào

  • Phát minh, sáng chế
  • Làm việc chăm chỉ

Mà là do tín dụng !

Tín dụng là tiền

Khi không có tín dụng,

Cách duy nhất để tăng chi tiêu là tăng thu nhập: làm hiệu quả hơn, chăm chỉ, cần cù hơn.

chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, kinh tế sẽ phát triển khi tôi hoặc ai đó sẽ làm việc năng suất hơn.

Tín dụng là uy tín để dụng tiền

Nhưng vì chúng ta vay nên chúng ta có các chu kỳ.

..đây là do bản chất con người và cách tín dụng được thực hiện.

Hãy coi vay mượn là cách thức để thúc đẩy chi tiêu:

  • Để mua một thứ nằm ngoài trả năng chi trả, bạn cần vay nhiều hơn khoản bạn làm ra.
  • Để làm điều này, về cơ bản bạn cần mượn tiền từ tương lai của chính bạn.
  • Với việc này, trong tương lai khi bạn phải chi tiêu ít hơn khoản mình làm ra để trả nợ.

Đó là một chu kỳ.

Về cơ bản, mỗi khi vay nợ là bạn lại tao ra một chu kỳ.

Điều này đúng với cá nhân và cả nền kinh tế.

Điều này làm cho khái niệm về tín dụng rất khác so với khái niệm về tiền.

Hầu hết những gì mọi người gọi là tiền thực tế đó là tín dụng.

Tổng tín dụng tại Mỹ là 50.000 tỷ $ và tổng số lượng tiền chỉ là 3.000 tỷ $.

Một nền kinh tế không có tín dụng

cách duy nhất để gia tăng chi tiêu là làm ra nhiều sản phẩm hơn.

Nhưng trong một nền kinh tế có tín dụng

Bạn có thể gia tăng chi tiêu bằng cách vay mượn

Ở một góc độ nào đó, tín dụng không phải là một điều tệ khi gây ra vòng lặp chu kỳ.

Nó chỉ xấu khi chi tiêu quá mức và không thể hoàn trả.

Tuy nhiên, tín dụng là tốt khi nó có thể phân bổ hiệu quả các nguồn lực và tạo thêm thu nhập để bạn có thể trả được nợ.

Để tôi cho bạn một ví dụ:

Giả sử bạn kiếm 100.000$/ năm và không có nợ:

Bạn có đủ độ tin cậy tín dụng để vay 10.000$ với một thẻ tín dụng – credit.

Do vậy, bạn có thể sử dụng 110.000$ đó ngay cả khi bạn chỉ kiếm được 100.000$

Bởi vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, ai đó sẽ kiếm được 110.000$

Điều này sẽ dẫn chúng ta vào một chu kỳ nợ ngắn hạn !

Người kiếm được 110.000$ và không có nợ lại có thể vay 11.000$

Do đó anh ta lại có thể sử dụng 121.000$ trong khi anh ta chỉ có thể kiếm được 110.000$

Cứ như vậy, chúng ta bắt đầu thấy cơ chế và mô hình tự củng cố hoạt động.

Nhưng hãy nhớ rằng tín dụng tạo ra các chu kỳ và có giai đoạn đi lên thì cũng có giai đoạn đi xuống.

Lạm phát – tăng trưởng

Trong giai đoạn đầu của chu kỳ nợ ngắn hạn:

  • Các hoạt động kinh tế tăng lên
  • Thấy được sự tăng trưởng của các ngành nghề

Chi tiêu tiếp tục gia tăng và giá cả bắt đầu trở nên đắt đỏ bởi sự thúc đẩy của tín dụng.

Khi chi tiêu và thu nhập tăng nhanh hơn so với sản xuất, giá cả sẽ tăng lên…

…khi giá cả tăng lên, ta gọi đó là lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước không muốn lạm phát quá nhiều bởi vì nó gây ra rất nhiều vấn đề.

Khi giá cả tăng lên, ngân hàng sẽ tăng lãi suất.

  • Với lãi suất cao hơn, ít người có khả năng vay hơn.
  • Chi phí cho các khoản nợ cũng tăng lên.

Hãy xem điều này như là việc thanh toán hàng tháng trên thẻ tín dụng của bạn tăng lên.

Giảm phát – Suy thoái

Khi lãi suất tăng cao, mọi người đi vay ít hơn mà nợ phải trả cao hơn.

Họ không có nhiều tiền để tiêu sài nữa.

Vì vậy, chi tiêu chậm lại, thu nhập tụt giảm.

Khi mọi người chi tiêu ít đi, giá cả sẽ đi xuống: ta gọi đó là giảm phát.

Hoạt động nền kinh tế giảm sút và sẽ có một cuộc suy thoái.

Luân phiên nhịp nhàng

Nếu một cuộc suy thoái trở nên quá nghiệm trọng và lạm phát không còn là vấn đề, Ngân hàng Nhà nước lại hạ lãi suất và khiến mọi thứ tăng trở lại.

Với lãi suất thấp, số nợ phải trả giảm xuống và việc vay nợ, chi tiêu được đẩy lên.

Chúng ta lại thấy một sự mở rộng khác.

Như bạn thấy, nền kinh tế hoạt động như một cỗ máy.

Trong chu kỳ nợ ngắn hạn, chi tiêu chi tiêu chỉ bị hạnh chế với sự sẵn sàng của người cho vay và người vay để cho ra vào nhận tín dụng.

Tín dụng có một cách dễ dàng, nền kinh tế được mở rông.

Tín dụng không dễ dàng thì sẽ có một cuộc suy thoái.

Những cú nổ lớn

Nên nhớ rằng, chu kỳ được điều khiển chủ yếu bởi Ngân hàng Nhà nước.

Các chu kỳ nợ ngắn hạn thường kéo dài 5-8 năm và lặp lại nhiều lần trong nhiều thập kỷ.

Nhưng chú ý đáy hoặc đỉnh của mỗi chu kỳ sẽ kết thúc bằng đợt tăng trưởng mạnh hơn so với chu kỳ trước đó và nhiều khoản nợ hơn.

Tại sao ?

Bởi vì con người có xu hướng đi vay và chi tiêu nhiều hơn thay vì trả nợ.

Đó là bản chất tự nhiên con người.

Bởi vì điều này, xem xét trong một thời gian dài, khoản nợ tăng nhanh hơn thu nhập tạo ra các chu kỳ nợ dài hạn.

Mặc dù mọi người nợ nhiều hơn, người cho vay thậm chí vẫn tự do thúc đẩy tăng tín dụng.

Tại sao ?

Bởi vì mọi người vẫn nghĩ mọi thứ đang diễn ra thật tốt đẹp.

Người ra sẽ chỉ tập trung vào những gì xảy ra gần đây và đó là:

  • Thu nhập đã tăng lên.
  • Giá tài sản đang đi lên.
  • Dễ đi vay
  • Thị trường chứng khoán sôi động…
  • Quá nhiều người cùng làm những việc này

Quả là một cú nổ lớn

Trả tiền để mua hàng hóa, dịch vụ, các tài sản tài chính bằng tiền vay mượn.

Khi mọi người làm nhiều việc đó, chúng ta gọi là bong bóng.

Vì vậy, mặc dù các khoản nợ tăng lên

..miễn là thu nhập tiếp tục tăng lên thì gánh nặng nợ nần vẫn được kiểm soát.

Khi có nhiều người dùng tín dụng để mua tài sản đầu tư, điều khiến giá trị tài sản của họ đang giữ cũng cao hơn nữa.

Mọi người nghĩ mình thật giàu có ngay cả tích lũy nhiều khoản nợ.

Thu nhập và giá trị tài sản tăng lên sẽ giúp người vay tăng điểm tín dụng trong một thời gian dài.

Nhưng điều này hiển nhiên không thể tiếp diễn mãi như thế được.

Chắc chắn là KHÔNG !

Qua các thập kỷ, các khoản nợ xấu tiếp tục tăng lên, tạo ra những khoản phải trả ngày càng lớn.

Tại một thời điểm nào đó, khoản nợ phải trả tăng nhanh hơn cả thu nhập buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu.

Do chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, các khoản thu nhập bắt đi xuống làm cho mọi người mất độ tin cậy tín dụng và khiến cho việc vay mượn giảm.

Các hoạt động phải trả tiếp tục tăng lên làm cho chi tiêu ngày càng tụt giảm..

.. Và rồi tự chu kỳ đổi chiều.

Đây là đỉnh điểm của chu kỳ nợ dài hạn: các khoản nợ xấu đã trở nên quá lớn.

Tại Mỹ và Châu Âu cũng nhiều khu vực đã xảy ra suy thoái năm 2008 với cùng 1 lý do như đã từng xảy ra ở Nhật Bản năm 1989, trước đo tại US vào năm 1929

Tái thiết lập

Lúc này, nền kinh tế bắt đầu quá trình tái thiết lập:

  • Người dân cắt giảm chi tiêu, thu nhập thấp xuống, tín dụng biến mất,
  • Tín dụng biến mất, giá trị tài sản hạ thấp
  • Các ngân hàng làm ăn khó khăn,
  • Thị trường sụp đổ
  • Căng thẳng xã hội gia tăng

..và toàn bộ mọi thứ bắt đầu nuôi sống chính nó theo cách khác.

Khi thu nhập giảm và khoản nợ phải trả gia tăng, người vay mượn trở nên túng quẫn:

  • Không thể vay thêm tiền để hoàn trả lại nợ.
  • Buộc phải bán các tài sản để trả nợ.

Sự bán ra ồ ạt khiến thị trường ngập lụt cùng thời điểm chi tiêu giảm sút.

Đây là khi các thị trường chứng khoán sụp đổ, thị trường bất động sản đóng băng và các ngân hàng lâm vào rắc rối.

Khi giá trị tài sản giảm, giá trị tài sản thế chấp của người vay rớt xuống.

Điều này làm cho người vay thậm chí còn mất đi tin cậy tín dụng.

Mọi người cảm thấy mình thật nghèo khó; tín dụng nhanh chóng biến mất.

nen kinh te giam phat

Đó là một vòng luẩn quẩn tưởng như một cuộc suy thoái nhưng sự khác biệt ở đây là lãi suất không thể hạ xuống quá thấp.

Trong một cuộc suy thoái

Hạ lãi suất để kích thích vay.

Tuy nhiên trong sự tái thiết lập, hạ lãi suất thì không khả thi bởi vì lãi suất vốn đã rất thấp và sẽ sớm chạm mốc 0%.

Vì vậy, việc kích thích cũng không có tác dụng.

Lãi tại US chạm mốc 0% trong suốt quá trình tái thiết lập vào những năm 1930 và lặp lại trong năm 2008.

Người cho vay nhận ra rằng:

  • Các khoản nợ đã trở nên quá lớn.
  • Khó có thể thu hồi vốn
  • Dừng cho vay

Người vay:

  • Không thể trả nợ
  • Tài sản thế chấp cũng mất giá trị.
  • Dừng vay mượn

Người cho vay thì dừng cho vay, người vay mượn thì dùng vay mượn.

Khi tín dụng biến mất

Trong nền kinh tế không còn đáng tin cậy nữa, vậy bạn làm gì để tái thiết ?

Có 4 kich bản có thể xảy ra:

  1. Người dân, doanh nghiệp và chính phủ cắt giảm chi tiêu của họ
  2. Cắt giảm các khoản nợ thông qua vỡ nợ hoặc tái cấu trúc nợ
  3. Các tài sản được chuyển bớt từ người giàu sang cho người nghèo
  4. Ngân hàng Nhà nước in thêm tiền mới

4 kich ban tai thiet nen kinh te

Cả 4 cách đó đều đã xảy ra trong quá trình tái thiết ở lịch sử hiện đại.

Đó là

  • Nước Mĩ vào năm 1930,
  • Nước anh vào năm 1950
  • Nước Nhật vào năm 1990
  • Tây Ban Nha và Italy vào 2010.

Chi tiêu được cắt giảm đầu tiên.

Người dân, doanh nghiệp thậm chí cả chính phủ đều cắt giảm chi tiêu để dành tiền cho việc trả nợ.

Điều này thường được gọi là ”thắt lưng buộc bụng”.

Khi người vay ngưng tiếp nhận khác khoản nợ mới và hoàn trả các khoản nợ cũ, bạn có thể mong đợi gánh nặng nợ được giảm bớt.

Nhưng điều trái ngược lại xảy ra, bởi vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, nó gây ra sự giảm sút thu nhập.

Vì thế, kịch bản giảm chi tiêu sẽ dẫn đến giảm phát.

nen kinh te giam phat

 

Điều này dẫn đến kịch bản tiếp theo

Cơ cấu nợ

Nhiều người mắc nợ nhận thấy chính họ không trả được khản nợ họ đã vay.

Nợ của người vay là tài sản của người cho vay.

Khi người vay không trả nợ ngân hàng, mọi người lo lắng ngân hàng không thể trả tiền cho họ..

…nên họ vội vàng rút tiền hàng loạt từ các ngân hàng.

Các ngân hàng trở nên túng quẫn và người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng phá sản.

Đây là viễn cảnh của nền kinh tế suy thoái rất nghiêm trọng.

Đáng nói nhất là khủng hoảng xảy ra, mọi người mới bừng tỉnh và nhận ra họ vốn dĩ không giàu như họ nghĩ.

Hãy quay lại câu chuyện cốc bia

Khi bạn mua một cốc bia, bạn ghi vào hóa đơn bạn hứa hoàn trả cho người phục vụ.

Lời hứa cả bạn đã trở thành tài sản của người phục vụ.

  • Nhưng nếu bạn phá vỡ cam kết và không hoàn trả cho anh ta
  • Khi đó, món nợ trên hóa đơn – tài sản mà anh ta thực chất đang có chẳng đáng 1 xu.

tron no trong nen kinh te

Nhiều người cho vay chẳng hề muốn tài sản của họ biến mất như thế nên họ đồng ý với tái cơ cấu nợ.

tái cơ cấu nợ

  • Người cho vay được trả ít hơn
  • Được trả tiền ở thời điểm lâu hơn.
  • Lãi suất thấp hơn so với thỏa thuận lúc đầu.

Người cho vay thà nhận được một khoản nhỏ còn hơn là không có gì !

Thậm chí khi khoản nợ biến mất, nợ tái cơ cấu vẫn khiến thu nhập và giá trị tài sản biến mất nhanh hơn.

Do đó, các khoản nợ xấu tiếp tục trở nên tồi tệ.

Giống như cắt giảm chi tiêu, giảm nợ cũng gây rắc rối và giảm phát.

Điều này ảnh hưởng lớn tới chính phủ bởi thu nhập thấp:

  • Ít việc làm đồng nghĩa với việc chính phủ thu được ít thuế hơn.
  • Chính phủ cũng phải tăng chi tiêu vì nạn thất nghiệp gia tăng.
  • Đồng thời chính phủ cũng phải trợ cấp thất nghiệp,…

Thâm hụt ngân sách Nhà nước xảy ra vì họ chi tiêu nhiều hơn so với những gì họ thu được từ tiền thuế.

Đây là những gì đang xảy ra khi bạn nghe được các tin tức về thâm hụt ngân sách.

Để bù đắp cho nguồn thâm hụt dữ trữ, chính phủ phải tăng thuế hoặc tăng vay tiền.

Nhưng với thu nhập giảm sút và tỷ lệ thất nghiệp cao, ai sẽ là người cung cấp số tiền cần thiết đó ?

Đó chính là những người giàu có.

Người giàu chia cho người nghèo

Trong khi chính phủ cần nhiều tiền hơn, mà tiền lại nắm trong tay phần ít dân số này, chính phủ sẽ tăng thuế với người giàu, từ đó tái phân phối của cải sang nền kinh tế – chia người giàu cho người nghèo.

  • Người nghèo đang chịu đựng bắt đầu bức xúc với người giàu.
  • Người giàu bị chèn ép bởi nền kinh tế yếu kém, giá trị tài sản giảm sút, thuế tăng cao cũng sẽ bắt đầu bức xúc với người nghèo.

nguoi giau chia cho nguoi ngheo trong nen kinh te

Nếu cuộc khủng hoảng cứ tiếp diễn, những rối loạn xã hội có thể xảy ra.

Nó không chỉ làm tăng căng thẳng trong nước, mà còn có thể tăng căng thẳng giữa các nước với nhau:

Giữa các nước cho vay với các nước đi vay

Điều này có thể dẫn đến thay đổi chính trị mà đôi khi còn rất cực đoan.

  • Trong những năm 30, điều này dẫn đến việc Hitler lên nắm quyền,
  • Chiến tranh ở Châu Âu và tình hình nghiêm trọng ở Hoa Kỳ.

Áp lực hành động để kết thúc khủng hoảng tăng lên.

Hãy nhớ rằng, hầu hết những gì mọi người nghĩ là tiền thực chất là tín dụng.

Do đó, khi tín dụng biến mất, người ta cũng chả có tiền.

Một người tuyệt vọng với tiền bạc và bạn cũng có thể nhớ ai có thể in tiền:

Đó chính là ngân hàng Nhà nước.

In tiền

Sau khi đã hạ lãi suất gần tới 0%, ngân hàng trung ương buộc phải in tiền.

Không giống như cắt giảm chi tiêu, giảm nợ và phân bố lại của cải;

...in tiền gây lạm phát và kích thích tiêu dùng.

Chắc chắn các ngân hàng trung ương in thêm tiền mới chẳng từ thứ gì hết và dùng nó để mua các tài sản tài chính trái phiếu của chính phủ.

Điều này đã xảy ra tại Hoa Kỳ trong cuộc Đại suy thoái và lặp lại trong năm 2008 khi FED đã in hơn 2.000 tỷ USD.

Xem thêm: Mỹ công bố kế hoạch 2.000 tỷ USD

Các ngân hàng khác trên thế giới cũng đã in quá nhiều tiền.

Mua tài sản tài chính giúp đẩy giá tài sản: làm cho mọi người có tín dụng, tin cậy nhiều hơn.

Tuy nhiên,điều này chỉ giúp những người sở hữu tài sản tài chính.

Bạn thấy đó:

  • Ngân hàng nhà nước có thể in tiền nhưng chỉ có thể mua tài sản tài chính.
  • Chính phủ có thể mua hàng hóa, dịch vụ và đặt tiền vào tay người dân nhưng lại không thể in thêm tiền.

Do đó, để kích thích nền kinh tế, hai cơ quan này phải cũng nhau hợp tác.

Bằng cách mua trái phiếu chính phủ, NHNN về cơ bản đã cho chính phủ vay tiền, giúp chính phủ xoay xở thâm hụt và gia tăng chi tiêu bằng hàng hóa và dịch vụ thông qua các chương trình kích cầu và trợ cấp thất nghiệp.

nhtw in tien moiIn tiền làm tăng thu nhập của người dân và cũng làm tăng khoản nợ của chính phủ.

Tuy nhiên, nó sẽ giảm tổng nợ xấu cho nền kinh tế.

Đây là thời điểm đầy rủi ro.

Cân bằng

Các nhà hoạch định chính sách cần cân bằng 4 chiều hướng để làm giảm các khoản nợ xấu giảm xuống.

Giảm phát cần phải cân bằng với lạm phát để duy trì sự ổn định.

Nếu cân bằng đúng đắn, chúng ta sẽ có một cuộc tái thiết hoàn hảo.

Bạn thấy đó, một sự tái thiết có thể thất bại hay thành công !

Làm thế nào để có kinh tế có thể phục hồi ?

Mặc dù cuộc tái thiết là một giai đoạn khó khăn, giải quyết khó khăn một cách tích cực nhất mới gọi là hoàn hảo; nhưng dù sao nó cũng tốt hơn giai đoạn bong bóng nợ và sự mất cân bằng của đòn bẩy về vốn.

Trong cuộc tái thiết tốt đẹp, ấy, các khoản nợ giảm trong khi thu nhập và nền kinh tế tăng trưởng tích cực và lạm phát không phải là vấn đề.

Điều này đặt được bằng cách điều chỉnh hợp lý cả 4 kịch bản đã được nêu ở trên.

Sự cân bằng hợp lý nhất đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa

  1. Việc cắt giảm chi tiêu.
  2. Tái cơ cấu nợ.
  3. Tái phân chia tài sản.
  4. In tiền để ổn định kinh tế và xã hội.

In tiền mà không gây lạm phát

Mọi người thường nghĩ rằng in tiền có thể gây ra lạm phát, điều đó sẽ không xảy ra nếu lượng tiền này bù đắp được sự tụt giảm của tín dụng.

Hãy nhớ rằng: chi tiêu mới là yếu tố quyết định.

1$ chi tiêu được trả bằng tiền mặt cũng tác động lên giá cả như 1$ chi tiêu bằng tín dụng.

Bằng cách in thêm tiền, NHTW có thể bù đắp cho sự biến mất của tín dụng bằng tiền mới in.

Để có thể giảm được gánh nợ, NHTW không những cần kích thích tăng thu nhập mà còn cần phải làm cho tốc độ tăng trưởng thu nhập cao hơn tốc độ tăng lãi suất từ các khoản nợ.

Về cơ bản thì tăng trưởng thu nhập phải cao hơn tăng trưởng nợ

Ví dụ:

Một quốc gia đang trải qua giai đoạn tái thiết và có tỷ lệ nợ/ thu nhập là 100%

Với tỷ lệ này, số NỢ = GDP.

Giả sử, lãi suất của khoản nợ này là 2%

Vậy nếu khoản nợ tăng 2% so với lãi suất nhưng thu nhập chỉ tăng khoảng 1% thì quốc gia đó sẽ không bao giờ giảm được NỢ.

Vậy họ cần in tiền để làm mức tăng trưởng GDP lớn hơn lãi suất khoản nợ.

Tuy nhiên, in tiền có thể bị lạm dụng vì nó dễ làm và mọi người thích nó hơn các lựa chọn thay thế khác.

Nếu các nhà hoạch định chính sách đạt được sự cân bằng phù hợp thì giai đoạn tái thiết sẽ không quá bi đát.

Tăng trưởng kinh tế tuy có chậm nhưng gánh nặng nợ sẽ giảm.

Đó là sự tái thiết tốt đẹp.

Bắt đầu chu kỳ mới

  1. Khi thu nhập tăng lên, người đi vay sẽ được xem là đáng tin cậy hơn.
  2. Khi đó, người cho vay sẽ lại cho họ mượn tiền.
  3. Cuối cùng, gánh nợ cũng bắt đầu được giảm.
  4. Khi vay được tiền, mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn..
  5. Sau cùng, nền kinh tế cũng bắt đầu tăng trưởng trở lại dẫn đến giai đoạn phục hồi của chu kỳ nợ dài hạn.

Mặc dù quá trình tái thiết có thể rất tồi tệ nếu được xử lý không tốt, nhưng được xử lý tốt, các vấn đề về kinh tế sẽ được khắc phục.

Thông thường, sẽ mất hơn một thập kỷ để các gánh nặng nợ giảm xuống và nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại..

thap ky mat mat

Tổng kết

Thực tế, nền kinh tế sẽ phức tạp hơn so với nội dung trên đây.

Hãy ghép chu kỳ nợ ngắn hạn nên chu kỳ nợ dài hạn rồi đặt cả 2 lên chu kỳ tăng trưởng năng suất…

…sẽ giúp ta co một mô hình tốt để chỉ ra nơi chúng ta đang và sẽ trải qua trong tương lai.

Tóm lại, có 3 quy tắc quan trọng mà ta cần nhớ:

  1. Đừng để nợ xấu tăng nhanh hơn thu nhập bởi vì khoản nợ sau cũng sẽ đè bẹp bạn.
  2. Đừng để thu nhập tăng nhanh hơn năng suất bởi khi đó bạn sẽ khó mua được cái mình cần hơn – bạn sẽ kém cạnh tranh hơn.
  3. Làm tất cả những gì bạn có thể để nâng cao năng suất của bạn bởi vì đó là điều quan trọng nhất trong dài hạn.

Related blog posts